bán bàn thờ gia đình đẹp

Tượng Gỗ & Lưu Ý Khi Trưng Bày Tượng (PHẦN I: TƯỢNG PHẬT DI LẶC)

  • Thread starter Vu admin
  • Ngày gửi
V

Vu admin

Guest
#1
Tượng gỗ nói riêng và tượng bằng các chất liệu khác nói chung vừa là vật phẩm trang trí, vừa là vật cầu thanh thản, bình an, cầu tài lộc, hạnh phúc hay đôi khi là để răn mình của gia chủ. Để mua được tượng gỗ phù hợp, gia chủ ngoài hiểu rõ mong muốn và ước nguyện của mình thì nên tìm hiểu về ý nghĩa, chức năng của mỗi loại hình tượng và các điển tích, điển cố gắn liền với nhân vật được tượng hình nhằm tránh mua phải bức tượng không đúng ý nghĩa, không phản ánh đúng thần thái cũng như ý nghĩa của nhân tượng.

Khi mua được tượng của các vị theo mong ước của gia đình rồi thì gia chủ nên lưu ý cách trưng bày sao cho hợp lý khoa học và đúng văn hóa.

Gỗ Đại Gia xin trình bày sơ lược về ý nghĩa của một số mẫu tượng gỗ hay được chế tác và trưng bày trong dân gian:

Tượng Gỗ Phật Di Lặc:





Bố Đại (Hotei trong tiếng Nhật), tranh vẽ của Kano Takanobu, 1616
Phật Di Lặc là vị Phật thứ 5 sau Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng người không mang dáng vẻ trầm mặc, uy nghiêm của các vị Phật Khác mà thay vào đó là khuôn mặt hiền hòa, nụ cười phúc hậu, thần thái an lạc, bao dung.

Văn hóa Trung Quốc/Nhật Bản khắc họa hình tượng Phật Di Lạc theo hình ảnh của Bố Đại (tức là Hòa Thượng Mang Túi Vải Trên Lưng), một thiền sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Tương truyền người hay cầm trên tay một cây gậy và mang theo một túi vải đựng đồ vật có nhiều phép mầu và có những hành động lạ lùng mang tính “cuồng thiền”.

Lúc viên tịch, thiền sư mới thổ lộ cho biết chính sư là hiện thân của Di lặc, vị Phật tương lai.



Một hình ảnh hay thấy là Phật Di Lạc ngồi cùng 06 đứa trẻ, đứa chọc tay vào rốn, đứa móc mắt, đứa móc miệng, đứa dùi tai …mà ngài vui cười không phiền, không chướng ngại.

Sáu đứa trẻ này gọi là lục tặc, tượng trưng cho sáu căn bao gồm năm giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác) và giác quan thứ sáu (ý giác, tâm ý) mà nếu chúng ta bỏ qua được là tự bỏ được khổ đau của mình.

Phật Di Lạc do đó là biểu tượng của nội tâm an lạc, hạnh phúc từ bao dung và hóa giải giận dữ buồn phiền và của niềm vui vô tư lự. Cần phân biệt Phật Di Lặc và Thần Tài. Nhà Phật không coi trọng tiền tài phúc lộc, coi đó là vật ngoài thân nên vị phật tượng trưng cho thế giới tốt đẹp trong tương lai tuyệt đối không được nhầm lẫn với vị thần biểu tượng của tiền tài dù hình thức hai vị này khá giống nhau. Tượng Phật Di Lạc vì thế cũng tuyệt đối không được khắc họa cùng vàng bạc, châu báu, hay bày tượng Phật Di Lặc để cầu mong cho tiền tài.





Tượng Phật Di Lạc cổ trong một núi đá ở Trung Quốc
Rất nhiều đơn vị sản xuất cũng như người mua đã nhầm lẫn về ý nghĩa của Phật Di Lạc dẫn đến tượng Phật Di Lạc trở thành vật phẩm mưu cầu tiền tài, hạnh phúc với hình ảnh đi kèm thỏi vàng, túi bạc và nụ cười không có khí chất hiền hòa, điều này là không đúng với quan niệm của Phật Giáo.

Là một vị Phật nên tượng của Ngài cần được để chỗ sạch sẽ, trang trọng, tôn nghiêm, không nên bày xuống đất, bày ở phòng ngủ … và không bày các đồ ăn mặn làm vật cúng.

(Còn Tiếp)

Toàn bộ nội dung bài viết thuộc bản quyền của Gỗ Đại Gia. Bài đăng lại xin ghi rõ nguồn Gỗ Đại Gia – godaigia.com
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống