bán bàn thờ gia đình đẹp

Phong Thủy Có Phải Là Khoa Học Hay Không?

  • Thread starter Những bài viết của dienban Latest Topics
  • Ngày gửi
N

Những bài viết của dienban Latest Topics

Guest
#1
PHONG THỦY CÓ PHẢI LÀ KHOA HỌC HAY KHÔNG ?

Lời dẫn : dienbatn mới đọc bài viết sau của Đại tá, TS. Đỗ Kiên Cường và lại nghe có người nhận xét " Theo tôi được biết Đỗ Kiên Cường là người nghiêm túc và rất duy khoa học.
Vì thế thay vì ta bỏ qua hay bài bác bài viết này thì trung tâm nên chăng mời ông ĐKC có buổi gặp trực tiếp và trao đổi và nếu thành công thì sẽ có thêm một cơ sở khoa học, nếu không ít nhất ta cũng cung cấp thêm thông tin và thể hiện thái độ cầu thị cần có trong khoa học. " - Chúng ta thử cùng tranh luận một chút với ông xem sự thể như thế nào ? dienbatn.
Các dòng tô màu đỏ do dienbatn thực hiện .

Dưới đây là bài viết của Đại tá, TS. Đỗ Kiên Cường .




Phong thủy có phải là khoa học hay không?
[Đại tá, TS. Đỗ Kiên Cường]






Trên TT&VH ngày 22-23-24/12/2009, có đăng ba bài viết về phong thủy nhân cuộc hội thảo của Trung tâm Lý học Đông Phương thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á (Việt Nam), tổ chức vào ngày 15/12/2009. Quan điểm xuyên suốt trong đó là xem phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại phương Tây, vì thế nên nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học chứ không nên dưới cái nhìn thần bí.
Để trao đổi, bài viết dưới đây sẽ nêu các vấn đề sau: 1) Khoa học là gì?; 2) Phong thủy có phải là khoa học hay không?; 3) Nếu không phải là khoa học, vậy phong thủy là gì? Ngoài ra là một số vấn đề nhỏ như từ cái sai có thể suy ra cái đúng hay không, hay nên dạy phong thủy cho sinh viên kiến trúc như thế nào…

Khoa học là gì?

Theo nghĩa rộng, khoa học (xuất phát từ tiếng Latin scientia, có nghĩa là tri thức hay hiểu biết) là bất cứ một hệ thống tri thức hay thực hành có tổ chức nào. Theo nghĩa hẹp nhưng thông dụng hơn, khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực của thế giới.
Khoa học thường được chia thành hai nhóm: 1) Khoa học tự nhiên, chuyên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, bao gồm sự sống. Vì thế nó được chia tiếp thành các khoa học vật lý (nghiên cứu thế giới không sống) và các khoa học sự sống (nghiên cứu thế giới sống); và 2) Khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu hành vi và xã hội con người. Đó đều là các khoa học thực nghiệm, theo nghĩa tri thức phải dựa trên các hiện tượng quan sát được và giới nghiên cứu có thể tổ chức thực nghiệm kiểm chứng chúng trong những điều kiện tương tự.

Toán học, đôi khi được xem thuộc nhóm thứ ba – các khoa học hình thức, có cả sự tương đồng và khác biệt với các khoa học tự nhiên và xã hội. Nó tương đồng với khoa học thực nghiệm vì nó nghiên cứu khách quan, cẩn trọng và có hệ thống một lĩnh vực tri thức; và nó khác biệt vì cách xử lý tri thức: nó không dựa trên thực nghiệm, mà trên các giả thiết tiên nghiệm (tiên đề). Khoa học hình thức, gồm cả thống kê học và logic học, có vai trò quan trọng với các khoa học thực nghiệm, nhất là trong việc hình thành giả thuyết, lý thuyết và định luật, cả trong việc khám phá và diễn giải các sự biến tự nhiên (khoa học tự nhiên) và cách thức suy nghĩ và hành xử của con người và xã hội (khoa học xã hội).

Một khoa học mới xuất hiện như thế nào? Nói chung nó thường trải qua bốn bước: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm. Đầu tiên là sự tích tụ các sự kiện khách quan trong một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, để giải thích chúng, giới khoa học (một hoặc nhiều người) nêu ra giả thuyết mang tính nguyên lý nền tảng. Dựa trên nguyên lý đó, một lý thuyết khoa học sẽ được xây dựng nhằm giải thích các sự kiện đã thấy và tiên đoán các sự kiện chưa thấy. Cuối cùng là phản nghiệm nhằm phán xét lý thuyết dựa trên các bằng chứng thực nghiệm mới. Không vượt qua phản nghiệm, lý thuyết sẽ bị bác bỏ và giới khoa học sẽ xây dựng lý thuyết khác, thậm chí phải tìm nguyên lý nền tảng khác. Còn ngược lại, lý thuyết sẽ được thừa nhận và được bồi đắp thêm để ngày càng giải thích hiện thực tốt hơn. Theo Karl Popper, triết gia khoa học, thì một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi nó chứa đựng các yếu tố tự phủ định (biện chứng) nhằm tạo điều kiện cho các lý thuyết hoàn chỉnh hơn ra đời. Và đó là lí do người ta xem khoa học dựa trên sự nghi ngờ, còn tín ngưỡng dựa trên sự tin tưởng. Xin lưu ý rằng, nhận xét trên chỉ thuần túy mang tính nhận thức luận, chứ không hề xem khoa học và tôn giáo là đối thủ của nhau. Người viết từng cho rằng tôn giáo có vai trò không hề kém khoa học, thậm chí còn hơn, đối với xã hội loài người.

Một đặc trưng quan trọng khác của khoa học là mối liên hệ mật thiết với công nghệ: khoa học thúc đẩy công nghệ và ngược lại, và đó là cách để cả hai cùng phát triển hiệu quả. Vì thế chúng thường được ghép cặp với nhau về mặt thuật ngữ và có thể gây hiểu lầm. Chẳng hạn ta vẫn đòi hỏi khoa học phải làm ra tiền, trong khi chỉ công nghệ mới làm được điều đó. Đó là lý do các nghiên cứu của Curie về phóng xạ được công bố rộng rãi để mọi người cùng biết, còn công nghệ hạt nhân (bom hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử) là bí mật mà ta phải bỏ tiền ra mua. Một nhầm lẫn khác là đòi hỏi các nghiên cứu khoa học phải được ứng dụng vào thực tế, chứ không xếp trong ngăn kéo. Ở nước ngoài, ngay cả với các công nghệ có bản quyền, cũng chỉ số ít được ứng dụng, còn đa số an phận trong ngăn kéo của cơ quan cấp bản quyền.

Phong thủy là gì?

Đầu tiên cần nói rằng, rất khó trình bày ngắn gọn bản chất của phong thủy. Điều đó thực ra không lạ, vì đó là đặc điểm chung của các học thuyết cổ xưa, dù là Đông hay Tây. Với nhận thức thiên về trực quan, cảm tính do hiểu biết về tự nhiên và xã hội còn khá sơ khai, trong trường hợp tốt nhất thì các học thuyết đó mới chỉ có tính duy vật thô sơ và tính biện chứng chất phác mà thôi. Học giả Phan Ngọc từng nhận xét rằng, Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một tác phẩm rất khó hiểu, 40 dịch giả sẽ cho 40 bản dịch khác nhau, là một minh chứng cho điều đó. Có lẽ phong thủy cũng không phải là ngọai lệ.

Cũng như hầu hết các học thuyết phương Đông khác, phong thủy dựa trên dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành, cho rằng trong tự nhiên (và cả trong các sinh vật) luôn luân chuyển một dạng năng lượng thiết yếu gọi là khí (qi). Có sinh khí và tử khí; trong sinh khí lại có khí âm và khí dương. Nhiệm vụ của phong thủy là xây dựng nhà cửa, công trình, tìm nơi mai táng… ở nơi có sinh khí. Chẳng hạn sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do đó mà có tên phong thủy. Theo quan niệm của phong thủy thì vận mệnh của một quốc gia, một gia tộc hay một cá nhân có khi phụ thuộc vào hướng của một con đường, vị trí của một tòa nhà hay cách sắp xếp của một căn phòng. Và nhờ một thầy địa lý có tài, khi đã táng được cụ tổ tại vị trí có địa thế hàm một con rồng (mả táng hàm Rồng), con cháu trong nhà không đại phát không xong!

Không khó để tìm ra sai lầm trong các quan niệm nền tảng của phong thủy, vì bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng chỉ là một học thuyết duy vật thô sơ và biện chứng chất phác. Nó không có tính chất của một học thuyết khoa học theo tiêu chuẩn Popper (tự phủ định), nên sau hàng ngàn năm, về cơ bản nó vẫn không khác biệt so với gốc rễ (để so sánh, hãy xem sự khác biệt biện chứng giữa toán học thời Pytagore với toán học hiện đại). Đó là một trong những lí do khiến các xã hội nông nghiệp phương Đông nằm trầm mặc và bất biến cả ngàn năm trong sự tự kiêu hãnh. Muốn biết âm dương ngũ hành và những học thuyết diễn dịch từ nó đã kìm hãm các xã hội phương Đông như thế nào, hãy nhớ tới trường hợp các nhà Nho thời Tự Đức. Nguy cơ mất nước đã nhãn tiền, mà họ vẫn cho rằng khoa học phương Tây chỉ là trò dâm xảo, vì tìm mãi không thấy âm dương ngũ hành đâu, nên quyết không chịu canh tân theo Nguyễn Trường Tộ!

Sẽ có rất nhiều người phản bác, khi cho rằng phong thủy có ích trong việc tìm hướng khi xây nhà, bố trí nội thất… Điều đó có thể không sai. Nhưng

*Trích "
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống