bán bàn thờ gia đình đẹp

Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

bullun

Active member
#1
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Phát hành trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập đều hiểu rõ về điều kiện phát hành trái phiếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn lại cố tình không tuân theo các điều kiện này. Điều này có thể gây ra rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi bị phát hiện vi phạm. Dễ nhận thấy, gần đây hàng loạt các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cùng các các nhân liên quan đều vướng lao lý do sai phạm trong phát hành trái phiếu. Nhận thấy được sự cần thiết của việc hiểu và tuân thủ điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline: 0903 419 479) xin đưa đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất liên quan đến vấn đề này.
Hãy chú ý và tuân theo những điều kiện dưới đây khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhé.
1. Định nghĩa Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Điều này có nghĩa, trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.
Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty mà họ là chủ nợ của công ty.

Mục đích doanh nghiệp phát hành trái phiếu là nhằm thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; tăng quy mô vốn hoạt động và cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.
Các trái phiếu doanh nghiệp có đăc điểm chung là:
+ Các trái phiếu đều có kỳ hạn từ 01 năm trở lên
+ Do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
2. Phân biệt phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ
Trước khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần xem xét năng lực tài chính, nhu cầu thực tế để lựa chọn cách thức phát hành phù hợp. 02 cách thức phát hành trái phiếu phổ biến hiện nay đó là: phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ.
“Phát hành trái phiếu ra công chúng” là việc phát hành chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
+ Phát hành thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
+ Phát hành cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
+ Phát hành cho các nhà đầu tư không xác định.
“Phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ” thì ngược lại, việc phát hành không được thông qua phương tiện thông tin đại chúng; chỉ phát hành cho nhà đầu tư xác định; chỉ phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ phát hành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trên thực tế, khi các công ty lựa chọn phát hành trái phiếu riêng lẻ khi nhận thấy chưa đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng; số lượng vốn cần huy động nhỏ, mục đích chọn phát hành riêng lẻ để giảm chi phí; phát hành cho cán bộ công nhân viên chức của công ty; công ty phát hành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh.
Việc phân biệt 02 cách thức phát hành này là nhằm xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và hiệu quả. Cụ thể, những trái phiếu được phát hành rộng rãi ra công chúng thường có nguồn gốc từ những công ty có chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tốt, nhằm bảo về cho công chúng đầu tư.
>> Read more: Những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
>> Read more: Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần
3. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
Khi phát hành và sử dụng vốn trái phiếu, doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
Thứ hai, mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Thứ ba, đối với phát hành trái phiếu xanh (là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường), ngoài các hai nguyên tắc nêu trên, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.
'
4. Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng
Để có thể phát hành trái phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:
+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc
+ Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký phát hành lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt phát hành;
- Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt phát hành.


Quý khách hàng nếu có nhu cầu trong việc tư vấn, hỗ trợ các thủ tục phát hành trái phiếu, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Apolo Lawyers qua email: contact@apolo.com.vn hoặc số điện thoại: 0903.419.479 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ pháp lý.
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống