bán bàn thờ gia đình đẹp

Mùng 10 Tết: Ngày vía Thần Tài

  • Thread starter Mr. Thắng
  • Ngày gửi
M

Mr. Thắng

Guest
#1
Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.

Đặc biệt ngày mùng 10 Tết là “ngày hội” bất thành văn đã thành thông lệ “ngày may mắn nhất trong năm” ngày mà mọi người tranh thủ “xếp hàng” mua vàng và đặc biệt là thỉnh “Vật phẩm phong thủy may mắn” để cả năm “phát tài – phát lộc – công danh – sự nghiệp – tình duyên viên mãn”…


Ngày vía của Thần Tài mọi người thương mua : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.


Trong tháng thường cúng Thần Tài

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.

Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.

Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.

Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.


Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Đại.

Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.
Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên, Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.


Đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Tags: ăn mừng nhà mới, bài cúng, bài cúng động thổ, bài khấn cúng động thổ, bài văn cúng, bài văn cúng động thổ, cách cúng động thổ, cách làm bát hương, cầu bình an, cầu lộc, chuẩn bị lễ động thổ, cỗ cúng 23 âm lịch, cỗ cúng ông táo, cúng lễ động thổ, cúng xe ô tô, cúng động thổ, cúng động thổ cần những gì, cúng động thổ công trình, cúng động thổ gồm những gì, cúng động thổ khởi công, cúng động thổ làm nhà, cúng động thổ nhà, cúng động thổ sửa nhà, cúng động thổ xây nhà, cúng động thổ xây nhà mới, khấn cúng động thổ, làm lễ động thổ, lễ cúng, lễ cúng động thổ, lễ vật, lễ vật cúng, lễ vật cúng động thổ, lễ động thổ, lư hương, sơn thần và thổ thần, sửa chữa lớn, tao quan, văn cúng, văn cúng bồi hoàn địa mạch, văn cúng cô hồn, văn cúng cô hồn mùng 2 và 16, văn cúng cô hồn rằm tháng 7, văn cúng dương sao, văn cúng dương sao giải hạn, văn cúng gia thần gia tiên khi cưới gã, văn cúng giải hạn tam tai, văn cúng giao thừa ngoài trời, văn cúng giao thừa trong nhà, văn cúng khai trương, văn cúng mụ, văn cúng ngày sóc vọng, văn cúng nhập trạch, văn cúng ông Táo, văn cúng Rằm mùng 1, văn cúng Táo quân, văn cúng tết đoan ngọ, văn cúng thần tài, văn cúng thần tài thổ địa, văn cúng Thổ Công, văn cúng thổ địa, văn cúng thôi nôi cho bé, văn cúng về nhà mới, văn cúng xây nhà, văn cúng xin giải bệnh, văn cúng đầy tháng cho bé, văn cúng động thổ, văn khấn cầu tài, văn khấn hóa vàng ngày mùng 3 tết, văn khấn khi cúng giỗ, văn khấn khi sửa nhà, văn khấn khi thăm mộ, văn khấn lễ cải cát, văn khấn lễ mộ vào ngày 30 tết, văn khấn lễ tạ năm mới, văn khấn lễ tân gia, văn khấn lễ thượng thọ, văn khấn lễ động thổ, văn khấn long mạch, văn khấn mộ cuối năm, văn khấn mộ tiết thanh minh, văn khấn rước ông bà gia tiên ngày 30 tết, văn khấn tất niên, văn khấn tết hạ nguyên, văn khấn tết trung thu, văn khấn thần linh trong nhà, văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng 1 tết, văn khấn thánh sư, văn khấn tiền chủ, văn khấn trong lễ tang, văn khấn đưa ông bà gia tiên mùng 3 tết, đồ cúng động thổ
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống