bán bàn thờ gia đình đẹp

Lý Thuyết Của Gs. Ts Nguyễn Hoàng Phương

  • Thread starter Những bài viết của dienban Latest Topics
  • Ngày gửi
N

Những bài viết của dienban Latest Topics

Guest
#1
Chào anh, Dienbatn


AnhThiên Sứ , anh Quangnx và mọi người đọc thử bài này . Hy vọng tìm ra lời giải đáp . Thân ái . dienbatn .

http://vn.myblog.yahoo.com/dienbatn/articl...562&next=-1

http://vn.myblog.yahoo.com/dienbatn/articl...4&next=2562

http://vn.myblog.yahoo.com/dienbatn/articl...6&next=2614

PM : Anh Quangxn cho tôi địa chỉ tôi gửi sách của Nguyễn Hoàng Phương để anh nghiên cứu . Thân ái . dienbatn .

Cám ơn anh dienbatn! Email của tôi : quangnx_ltd@yahoo.com

Ở cái link thứ 3 phía trên: (..next=2614) anh có đề cập đến:

Đây là một thuật toán hoàn toàn mới mà gần đây , Công trình chứng minh "Bổ đề cơ bản" của GS Toán học Ngô Bảo Châu được bình chọn là một trong 10 phát kiến khoa học nổi bật nhất thế giới 2009 chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì mà Nguyễn Hoàng Phương đã viết trước khi mất..

mà GS. TS Nguyễn Hoàng Phương vẫn duy trì cái gọi là: Lạc Thư - Hình Vuông sao Thổ với Tốn (4) - Khôn (2) tại vị như xưa nay từ đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương.

Xem ra, anh Thiên Sứ đã chứng minh sự chứng minh của GS. TS Nguyễn Hoàng Phương chưa đủ tính hợp lý bởi những điểm sau đây:


@ Giáo sư cho rằng: có sự vật, sự việc vốn thiếu tính cân đối trong hình thức tồn tại. Đây là một luận điểm rất chân xác (và cũng rất đơn giản) trong việc phản ảnh hiện tượng tự nhiên. Nhưng vấn đề ở đây lại là một học thuyết được hình thành trên cơ sở của tính cân đối ngay từ nguyên lý căn bản của nó. Điều này được chứng tỏ trong cấu trúc Tiên thiên Bát quái là tiền đề của Hậu thiên Bát quái.

Kinh Dịch là học thuyết vũ trụ quan lý giải sự hình thành, biến hoá của sự vật, sự việc trên cơ sở tính cân đối làm căn bản để so sánh tính cân đối hay không cân đối của sự vật hoặc sự việc theo quan điểm của nó. Điều này dã được chứng tỏ bằng thuộc tính của từng quẻ, từng hào do sự vận động của quái hoạch trong 64 quẻ tương ứng trong Hậu thiên Bát quái. Nhưng điều đó không có nghĩa quái vị trong Hậu thiên Bát quái phải sai lệch.

Thí dụ: trong Hào từ – quẻ Tiểu Súc viết :

Cửu tam: Dư thoát bức, phu thê phản mục.

Xe rơi trục, vợ chồng lườm nguýt nhau

Rõ ràng thuộc tính của hào cửu tam là “Xe rơi trục, vợ chồng lườm nguýt nhau” đã phản ảnh tính mất cân đối của sự vật, sự việc.

@ Điểm thứ hai là: với công thức tính toán của giáo sư tuy lý giải được tính cân đối giữa hai phần Âm dương của quái vị (tức là gián tiếp thừa nhận tính cân đối là nguyên lý căn bản), phủ nhận một cách hợp lý sự thay đổi phương vị của quẻ Cấn và Khôn theo lập luận của giáo sư Lê Văn Sửu. Bởi vì, với công thức này thì việc đổi phương vị của quẻ Cấn và Khôn như giả thuyết của giáo sư Lê Văn Sửu sẽ tạo nên sự mất cân bằng Âm dương. Nhưng công thức của giáo sư Hoàng Phương vẫn chưa phủ nhận được sự cần thiết phải thay đổi phương vị của quẻ Tốn và Khôn. Bởi vì, nếu đổi phương vị của hai quẻ này vẫn không làm thay đổi tính cân đối giữa hai phần Âm dương mà giáo sư chứng minh. Hay nói cách khác, với công thức của giáo sư Hoàng Phương, vẫn chưa giải quyết được vấn đề sự sai lệch vị trí của quẻ Tốn và Khôn. Vì sự thay đổi hai quẻ Tốn & Khôn vẫn bảo đảm tính cân đối theo công thức mà giáo sư đưa ra. Xin bạn đọc xem hình minh họa dưới đây chứng tỏ điều này:


Đồ hình của giáo sư Hoàng Phương



Với công thức của giáo sư Hoàng Phương đưa ra thì
Quẻ Ngoại có tổng số là:

2 (Tốn) + 3 (Ly) + 8 (Khôn) + 5 (Đoài) = 18

Quẻ Nội có tổng số là:

1 (Kiền) + 6 (Khảm) + 4 (Cấn) + 7 (Chấn) = 18

Như vậy, trong công thức của giáo sư đưa ra thì quẻ Tốn & Khôn nằm trong tập hợp quẻ Ngoại. Do đó, nếu đổi chỗ hai quẻ Tốn & Khôn cũng không ảnh hưởng gì đến tổng độ số 18. Xin bạn đọc xem hình minh họa dưới đây đã đổi vị trí Tốn & Khôn để chứng tỏ điều này:


Đồ hình Hậu thiên bát quái

đã đổi vị trí hai quẻ Tốn & Khôn



@ Trong đồ hình dẫn chứng của giáo sư chứng tỏ rằng: ông vẫn liên hệ giữa đồ hình Hậu thiên Bát quái với Lạc thư (qua độ số của Lạc thư trên hình). Nhưng sự liên hệ giữa Hậu thiên Bát quái với Lạc thư là không thể lý giải được, như đã chứng minh ở trên.
Điều quan trọng hơn cả là: Nếu không có một ý niệm căn bản về tính cân đối, thì không có cơ sở nào để nói đến sự mất cân đối.

Như vậy, so sánh cấu trúc đồ hình Hậu thiên Bát quái với nguyên lý căn bản của học thuyết Âm dương là tính cân đối – cân bằng Âm dương – thể hiện ở tiền đề của nó là cấu trúc đồ hình Tiên thiên Bát quái có sự mâu thuẫn. Vấn đề được đặt ra sẽ vô nghĩa, nếu như chỉ dừng lại ở tính cân đối hoặc mất cân đối nói chung. Nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy: kinh Dịch (tức Chu Dịch ) mà phần căn bản của nó là kết cấu 64 quẻ Hậu thiên Bát quái lại có một cấu trúc chứng tỏ rằng phương vị của Hậu thiên Bát quái được coi là của Chu Văn Vương làm ra là một sai lầm. Sai lầm này sẽ chứng tỏ: Chu Văn Vương không phải là tác giả của Hậu thiên Bát quái, ông không thể phát minh một sự hợp lý từ một cái vô lý. Vấn đề này sẽ được chứng minh rõ hơn ở phần III.

Đến đây, qua hiện tượng có đến ba nhận định gần như đối lập nhau cùng tồn tại trong một vấn đề (và nhiều vấn đề rất căn bản khác cũng trong tình trạng tương tự) – đã chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: kinh Dịch trong cổ thư chữ Hán thiếu hẳn môt hệ thống lý thuyết căn bản, để có thể lý giải một cách hợp lý với chính nó trong những hiện tượng liên quan. Hiện tượng này sẽ không thể giải thích được bằng một lập luận đơn giản là tính thất truyền, vì sự mâu thuẫn ở chính ngay trong sự tương quan trong nội dung của vấn đề. Đối với một bộ xương con khủng long có cách đây khoảng 100 triệu năm (tính thất truyền còn cao hơn nhiều), người ta vẫn có thể phục hồi được hình dạng ban đầu, bởi vì sự tương quan hợp lý trong cấu trúc thân thể đã tồn tại trên thực tế. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng: Nếu trong cùng một địa điểm khảo cổ, người ta tìm thấy xương đầu của con khủng long Bạo Chúa, xương sườn của con Lôi long, xương chân của con Đơn Giác long, xương đuôi của con Dực long, mà người ta lại chưa biết gì về hình dáng ban đầu của nó thì tình cảnh sẽ bi đát như thế nào.

Anh Dienbatn có ý kiến gì không?

Sapa
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống