bán bàn thờ gia đình đẹp

Ý Nghĩa Mai Điểu ( uyên ương ) trong văn hóa người Việt.

  • Thread starter Khang
  • Ngày gửi
K

Khang

Guest
#1
Ý Nghĩa Mai Điểu ( uyên ương ) trong văn hóa người Việt.

Sự tích Mai – Điểu.



Mai điểu tức hoa mai và chim chóc là 1 cặp truyền thống trong nghệ thuật, tạo hình của cư dân các nước Á Đông cổ. Mai Điểu là 1 bộ phận của trường phái Hoa Điểu Họa (Tạo hình về Hoa và các loài Chim). Trong trường phái tạo hình này thì bao giờ Hoa và Chim cũng nằm trong sự phối hợp, hòa hợp đan xen, gắn bó.

Mai – Điểu có lẽ là bộ phận được ưa chuộng nhất trong Hoa điểu họa. Trong các tác phẩm Mai Điểu chủ đề chính là cây mai với trăm hoa ngàn lá đang bung nở. Điểm xuyết và nâng cánh cho vẻ đẹp ấy là cặp Chim chuyền gắn bó kết hợp.

Ý nghĩa của hình tượng Mai Điểu.


Hoa mai luôn là một đề tài quen thuộc của các loại hình nghệ thuật từ xưa đến nay. Đó không chỉ một loại hoa biểu tượng cái đẹp mà còn là biểu tượng của sự tốt lành và bao điều ước vọng. Hoa mai không dành riêng cho bậc vương giả, hoa đến mọi nhà. Với triều Nguyễn ở Huế, hoa mai biểu tượng mùa xuân; mùa xuân là hình ảnh buổi bình minh của triều đại, của dòng họ của cảnh thái bình thịnh trị. Vì thế, hình ảnh hoa mai xuất hiện rất nhiều trên các đền đài, cung điện và cổ vật xứ Huế, nơi vương triều nhà Nguyễn chọn làm kinh đô, với nhiều hình thức thể hiện rất phong phú.

Mai với nhiều mỹ danh: mai có màu trắng như ngọc tuyết tinh khôi, thì gọi là bạch mai; mai có màu xanh thì được đặt tên mai thanh đài; còn mai màu vàng thì gọi là hoàng mai. Hoa mai thường biểu trưng cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm chất trong sạch của người quân tử. Năm cánh hoa mai là hình ảnh năm vị thần may mắn, của ngũ phúc. Mai cũng được xem như biểu tượng của sự trường thọ

Điều này chứng tỏ, xuất phát từ mẫu gốc trong văn hóa Á Đông, hoa mai đã tồn tại nhiều ẩn ngữ biểu trưng phong phú. Vừa cổ kính, vừa thanh cao nằm trong hệ mĩ học- đạo đức của Nho giáo, vừa gân gũi và đằm thắm trữ tình trong mĩ học- dân gian. Hoa mai còn biểu tượng cho mùa xuân của đất trời tràn đầy sự sống, sự rắn rỏi và hương sắc ngọt ngào. Hoa mai tạo nên ấn tượng cảm xúc, báo hiệu sắc xuân.

Đứng về mặt tạo hình, những hình ảnh biểu tượng hoa mai xuất hiện trên nhiều chất liệu với nhiều thủ pháp khác nhau. Ở Trung Quốc bộ tứ thời bao gồm: mẫu đơn- sen- cúc- mai, tương trưng cho bốn mùa xuân- hạ- thu- đông. Trong nhóm này, mai mang biểu tượng cho mùa đông. Hay xem mai cùng với tùng và trúc, là những loại cây biểu trưng cho mùa đông (tuế hàn tam hữu: ba người bạn của mùa đông giá rét).

Hoa mai 5 cánh mang ý nghĩa: Mai khai ngũ phúc, khoái lạc, hạnh vận, trường thọ, thuận lợi, hòa bình.

Hoa mai có 5 điều tốt lành bao gồm hạnh phúc, may mắn, trường thọ, thành công và hòa bình

Hoa Mai và một đôi chim là biểu tượng của một cặp vợ chồng.

Người xưa vẫn cho rằng hình ảnh Mai Điểu tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa. Mai Điểu còn là biểu tượng cho sự hòa hợp, cân bằng và bền vững.

Trong phong thủy, đôi uyên ương tượng trưng cho cuộc sống vợ chồng bền vững, sự gắn bó hạnh phúc trong hôn nhân.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều hình ảnh đôi uyên ương trên các tác phẩm thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc, vì ai cũng muốn bài trí những vật dụng có đôi uyên ương, với mong muốn mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống hạnh phúc gia đình.

“Tuổi thọ với sự giàu có và danh dự” hay “một cuộc hôn nhân hạnh phúc”

Họa tiết Mai Điểu được chạm hình hoa mai với rất nhiều ý nghĩa và những điều tốt lành bao gồm hạnh phúc, may mắn, trường thọ, thành công và hòa bình. Hoa Mai mang biểu tượng cho sự tốt lành, là sứ giả của mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm với muôn hoa đua nở, vạn vật sinh sôi. Với những phong tục từ ngày xưa, những phong tục truyền thống được các bậc tiền bối truyền lại, đó là những điều tốt lành nhất được con người chạm khắc, vẽ lên những đồ vật trong nhà.

Người ta cũng thống nhất rằng hình ảnh Mai Điểu còn đại diện cho sự sống, sức sống và sự hồi sinh.

Hình thức thể hiện của hình ảnh Mai Điểu.


Hình ảnh Mai Điểu được biểu hiện trên nhiều hình thức khác nhau. Người ta đã từng đắm say với tranh lụa Mai Điểu, tranh thêu Mai Điểu, phù điêu Mai Điểu

Ngày nay, chủ đề Mai Điểu còn được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau, vật dụng khác nhau như tranh đồng Mai Điểu, tượng gỗ Mai Điểu, Sập thờ Mai Điểu, bàn ghế đục Mai Điểu….

Phù điêu gỗ hương Mai Điểu cũng là 1 hình thức biểu hiện như thế.

Trên cổ vật của triều Nguyễn, hiện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế lưu giữ hàng ngàn cổ vật bằng nhiều chất liệu khác nhau và mọi trang trí đa dạng và phong phú. Trong đó, các đồ án: mai hạc, mai thọ, mai lan cúc trúc… xuất hiện phổ biến trên đồ pháp lam, đồ đồng, đồ sứ ký kiểu, đồ gỗ, đồ bạc. Đặc biệt, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện hữu bộ Kim chi ngọc diệp (Cành vàng lá ngọc), thân được làm bằng gỗ thếp vàng, hoa làm bằng thủy tinh đá trắng, lá bằng ngọc màu xanh nhạt, chưng trong chậu pháp lam. Xung quay gốc mai có thêm các loại thảo mộc khác gồm lan, cúc và trúc tạo thành bộ tứ quý nhưng chủ thể thẩm mỹ của tổ hợp này vẫn là cây mai; Dĩa trà làm bằng sứ men lam, có vẽ chim hạc đứng bên gốc mai già và hai câu thơ Nôm mà người ta cho rằng đó là vật ký kiểu của Nguyễn Du trong chuyến đi sứ sang Thanh triều:

Nghêu ngao vui thú yên hà

Mai là bạn cũ hạc, là người quen

Nhìn chung, khi đến thăm cổ tích xứ Huế, mọi người đều thán phúc nghệ thuật trang trí trên di tích và cổ vật triều Nguyễn với một thế giới sắc màu rực rỡ đầy đủ thú vật, cỏ cây, hóa lá, thơ văn… bày ra trước mắt, đã thực sự chinh phục du khách. Trong đó, Hoa mai xuất hiện khá dày đặc trên di tích triều Nguyễn, bởi hoa mai mang biểu tượng tinh khiết, thanh tao, trường thọ, tốt lành mà còn biểu tượng của mùa xuân, nên được phản ánh rất nhiều trong thi văn và mỹ thuật thời Nguyễn thông qua các cổ tích xứ Huế.

The post Ý Nghĩa Mai Điểu ( uyên ương ) trong văn hóa người Việt. appeared first on Đồ thờ | Làng nghề Cát Đằng | Đồ thờ cúng | Đồ đồng | Thủ công mỹ nghệ.
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống