bán bàn thờ gia đình đẹp

Giải đáp thắc mắc: bệnh bướu cổ có lây không?

ngan76a

Active member
#1
Bệnh bướu cổ có lây không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nỗi lo căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vậy sự thật là như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua một số thông tin trong bài viết sau đây.


Bệnh bướu cổ có lây không? Câu trả lời là bướu cổ không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây.
1. Trả lời bệnh bướu cổ có lây không?
1.1. Tìm hiểu về bệnh bướu cổ
Để biết bệnh bướu cổ có lây lan hay không trước hết chúng ta cần tìm hiểu về bản chất và nguyên nhân gây bệnh.

Bướu cổ còn có tên gọi khác là bướu giáp. Đây là bệnh lý tuyến giáp rất phổ biến, đặc biệt ở chị em phụ nữ. Bệnh dễ dàng được phát hiện qua biểu hiện đặc trưng là có khối lồi lên ở vùng cổ do kích thước tuyến giáp tăng.

Bướu cổ bao gồm 3 loại: bướu cổ lành tính, ác tính và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. Bướu cổ lành tính là loại thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 80% các trường hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới sự xuất hiện của bệnh bướu cổ. Cụ thể như:

  • Cơ thể thiếu hụt iod do chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ. Cũng có thể do nhu cầu của cơ thể tăng cao dẫn tới thiếu iod.
  • Ảnh hưởng của việc dùng thuốc và đồ ăn kéo dài. Các loại thuốc trong thành phần có muối lithi dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp…Một số món ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều ảnh hưởng đến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp, gây ra bướu cổ.
  • Mắc phải một số bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh tự miễn.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú.
1.2. Vậy thì bệnh bướu cổ có lây không?
Qua những thông tin về bản chất và các nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của căn bệnh này, chúng ta có thể khẳng định bệnh bướu cổ không lây. Bướu cổ không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể gây lây nhiễm qua đường hô hấp hay quá trình tiếp xúc. Do đó người bệnh, gia đình và những người xung quanh hoàn toàn có thể an tâm sinh hoạt bình thường. Tuyệt đối không nên vì hiểu lầm đáng tiếc rằng bướu cổ có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh mà có thái độ xa lánh, sợ hãi.


Dấu hiệu toàn thân của bệnh bướu cổ thường gặp là mệt mỏi, da khô, trí nhớ kém, hay bị lạnh…
2. Dấu hiệu của bệnh bướu cổ
Dấu hiệu của bệnh bướu cổ còn tùy thuộc vào loại bướu cụ thể. Người bệnh có thể có triệu chứng tại chỗ hoặc triệu chứng tại chỗ kèm theo triệu chứng toàn thân.

Về dấu hiệu toàn thân, bệnh nhân bướu cổ có thể bị:

  • Hay cảm thấy mệt, căng thẳng, suy giảm trí nhớ
  • Da khô, thường xuyên thấy lạnh
  • Hồi hộp đánh trống ngực, sút cân, hay bị đổ mồ hôi
  • Mắt lồi
  • Thay đổi giọng nói, khàn giọng là biểu hiện thường gặp nhất
Khối bướu khi còn nhỏ hầu như chưa gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên khi bướu gia tăng kích thước, bắt đầu chèn ép vào các cơ quan xung quanh thì người bệnh có thể bị:

  • Nuốt khó, nuốt đau
  • Cảm giác nuốt vướng hoặc đau cổ họng
  • Khó thở
  • Hay ho và nghẹn
  • Thở dốc
Khi gặp phải những triệu chứng bất thường nêu trên, người bệnh nên tới bệnh viện để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán. Trường hợp xác định là bướu cổ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.


Người bệnh nên thăm khám sớm khi có các dấu hiệu nghi ngờ mình bị bướu cổ.
3. Cách điều trị bệnh bướu cổ
Nhìn chung tùy thuộc vào loại bướu, mức độ và tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể được chỉ định: dùng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật.

  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc): bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hormone tuyến giáp. Thuốc này có tác dụng đưa lượng hormone tuyến giáp về mức độ bình thường hoặc điều trị các nhiễm trùng tại tuyến giáp. Phương pháp này có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị tuyến giáp để nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn, không được bỏ liều. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra định lượng hormone qua các đợt thăm khám định kỳ.
  • Xạ trị: sử dụng phương pháp iod phóng xạ để thu nhỏ kích thước tuyến giáp.
  • Phẫu thuật: người bệnh có thể được tư vấn phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo tình hình.
4. Làm thế nào để ngăn chặn bệnh bướu cổ?
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bướu cổ, chúng ta cần lưu ý:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh đảm bảo cung cấp đủ iod cho cơ thể. Có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu iod như cá biển, rong biển, nước mắm… Hoặc dùng muối iod cũng là một cách đơn giản để giảm thiểu nguy cơ bị thiếu hụt iod.
  • Với những người mắc các bệnh lý dễ dẫn tới bướu cổ như bệnh về tuyến giáp, bệnh lý tâm thần, bệnh tiêu hóa, bệnh thận mạn tính… thì nên điều trị bệnh ổn định và kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm bướu cổ nếu có.
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để can thiệp kịp thời.
5. Kết luận
Như vậy là với thắc mắc bệnh bướu cổ có lây không thì câu trả lời chắc chắn là không. Vì đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng về lâu dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguồn: https://phongkhamthienphuoc.vn/giai-dap-thac-mac-benh-buou-co-co-lay-khong/
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống