bán bàn thờ gia đình đẹp

'Cho má đi chơi vài ngày nghe ba'

  • Thread starter Tin Tức - Đọc báo giúp bạn
  • Ngày gửi
T

Tin Tức - Đọc báo giúp bạn

Guest
#1
Em hư, chị đi lấy chồng mà không yên ...

  • Em hư, chị đi lấy chồng mà không yên
  • Bằng chứng không chối cãi về người thứ ba
  • Đánh ghen kiểu bà ngoại tôi
  • Nhờ anh, mẹ chồng càng lúc càng thương tôi
  • Vụ 'dâu lớn' cắn đứt lưỡi 'dâu nhỏ': Có cách nào tránh 'đại chiến các nàng dâu'?

Ba tôi bị tai biến phải nằm một chỗ và sống đời thực vật.

Từ năm mười lăm tuổi, tôi đã quen nhìn thấy má luôn có mặt bên cạnh ba cũng như quen nhìn thấy má luôn ở nhà.


Hình minh họa

Sáng sớm, má lau rửa vệ sinh cho ba, rồi đút cháo. Ba nuốt rất khó khăn, từng muỗng thức ăn đọng trong miệng một hồi mới trôi được qua cổ, có khi còn ụa ngược ra.

Vì sợ sự ụa ngược ra này nên mỗi lần má chỉ dám ép ba ăn một chén thôi. Ít ỏi vậy nên cứ cách hai tiếng đồng hồ, má lại cho ba ăn uống thêm thứ gì đó, rau củ hầm xương, chè đậu hoặc trái cây, dĩ nhiên tất cả đều phải xay nhuyễn.

Ăn xong, má đỡ ba ngồi dậy và vỗ vỗ sau lưng cho đến khi cổ ba rướn lên một tiếng ợ thì má mới yên tâm đặt ba nằm xuống.

Tôi quen nhìn thấy má chăm sóc ba như chăm sóc em bé cũng như quen nhìn thấy trong phòng ba má là hai cái giường đơn, một cho ba và một cho má.

Nhớ hồi mới khiêng cái giường đôi đi, má giải thích là nằm chung sợ lỡ khi ngủ say má gác chân, gác tay đè lên người ba. Tuổi mười lăm, tôi nghe thật có lý.

*
Ngày cưới tôi, việc má lo lắng nhất là ba có ngồi yên được trên xe lăn suốt thời gian làm lễ trước bàn thờ hay không. Vậy nên trước đó, mấy lần má đặt ba ngồi vào xe lăn để ba quen dần với tư thế mới mẻ này, rồi má canh chừng đồng hồ xem ba ngồi thẳng được mấy phút, có đủ cho tôi thắp nhang và đeo nhẫn…

Dự phòng nếu đến khi đó mà ba không thể ngồi nữa thì cô dâu chú rể sẽ vô phòng chụp hình với ba, nên chỗ ba nằm được thay mới toàn bộ mùng, mền, khăn gối, rèm cửa sổ để lên hình cho rất đẹp. Em trai tôi còn chu đáo gắn thêm cái kệ nhỏ trên đầu giường làm chỗ đặt bình hoa.

Thật lòng mà nói, suốt bao năm trời chị em tôi quá quen với cảnh ba nằm một chỗ cho nên hoàn cảnh thành ra bình thường, chị em tôi cười đùa lăng xăng sửa soạn làm rất đẹp chỗ nằm của ba trong không khí hân hoan chờ đón ngày vui.

Có lẽ ba cũng cảm nhận được điều đó, đôi mắt ba nhướng lên nhìn quanh từ đứa này qua đứa kia, vẻ lờ đờ thường ngày tan biến đi đôi chút.

Rồi bỗng em gái tôi kêu lên “ơ, mình chỉ sửa soạn làm rất đẹp giường của ba mà lỡ ông thợ chụp toàn cảnh dính luôn cái giường của má vô hình thì sao?”. Ờ đúng rồi, phải làm rất đẹp luôn giường của má nữa.


Cái giường của người đàn bà suốt mười năm tự tay chăm sóc chồng bệnh tật phủ một màu xưa cũ. Tấm drap màu vàng chanh đã ngả màu ngà, áo gối có hình hoa cúc tím đã phai, cái mền màu cà phê sữa từng mảng trơn trụi vì sờn.

Áo quần má treo trên móc cũng vậy, kiểu dáng và màu sắc của chục năm trước. Cái kẹp tóc má để trên gối có sợi tóc nửa đen nửa trắng giắt qua cái nơ màu xám.

Tôi chợt nhận ra từ khi ba nằm một chỗ thì mọi thứ nơi má cũng ngưng đọng lại, chỉ thời gian thản nhiên trôi…

Hai cái giường đơn trong một căn phòng hiện ra trước mắt tôi trong nhận thức bất ngờ, thấy thương má quặn lòng.

Đợi hai đứa em đi ra ngoài, tôi ôm vai má, chẳng biết nói gì, cứ vậy mà nước mắt rơi. Má nghẹn ngào, hãy sống vui từng ngày nghe con, cuộc sống chẳng biết trước chữ ngờ, đừng lãng phí hạnh phúc.

*
Thấu hiểu lời khuyên của má, tôi cố tránh những cuộc cãi cọ với chồng, anh lớn tiếng thì tôi im lặng, anh nổi nóng thì tôi lùi lại, có giận hờn thì tôi sẵn lòng làm hòa. Bạn bè nói tôi hiền vậy không sợ chồng lấn lướt sao.

Cũng may, chồng tôi không phải chỉ là người chỉ biết nhận. Có lẽ hình ảnh ba má tôi khiến anh hiểu hạnh phúc lứa đôi có khi rất mong manh. Mỗi khi ngắm lại album ảnh cưới, anh hay ngừng ở tấm hình có ba tôi ngồi xe lăn và má tôi kề bên.

Má mặc áo dài màu sữa, tà áo kết hoa rơi lấm chấm, tóc uốn thành từng lọn nhỏ thả rơi lăn tăn bờ vai, bàn tay má đặt trên vai ba. Ba mặc vest màu đen nên nổi bật móng tay má sơn màu hồng nhạt. Mười năm rồi má mới sơn lại móng tay.

Má rất đẹp quá, anh hay nói vậy khi úp cuốn album lại. Tôi mơ hồ nhận ra lời khen “rất đẹp” của anh còn có ý nghĩa khác.

Cũng như tôi, trước đây đến nhà chơi, anh quen thấy má trong bộ áo quần mặc ở nhà và lúc nào cũng tất bật, mái tóc kẹp cao có những lọn ngắn bị tuột ra túm bệt lại vì mồ hôi. Đang nấu nướng trong bếp mà có khách tới mua gói đường hay hộp sữa là má phải chạy lên chạy xuống…

Bán hàng tạp hóa, nhiều khi đang chợp mắt nghỉ trưa thì có khách gọi vang chỉ để mua một cục xà bông. Có lần má dời bếp núc ra trước quán cho tiện, nhưng có vài người đàn ông tới kiếm cớ mua một món gì đó rồi nấn ná trò chuyện, má đưa cái bếp trở về vị trí cũ, và khi người đàn ông đó lại tới thì má tránh mặt, sai chị em tôi ra bán hàng.

Hồi đó mỗi khi nghe bà hàng xóm khen mấy ai được như má, tôi tự hào lắm. Tôi đã không hiểu vì sao mỗi khi tới chơi, bà nội hay nói với má “cảm ơn con”, còn bà ngoại lại thở dài.

*
Nghĩ đi nghĩ lại, tôi quyết định tặng má một chuyến du lịch. Đâu dễ mà người đàn bà bao nhiêu năm tự đóng cửa đời mình đồng ý đi chơi, tôi phải nói dối “con được trúng thưởng chuyến đi biển ba ngày, mà con đi biển hoài rồi nên ngán quá, bỏ thì uổng…”.
Người đàn bà vì tiếc uổng mới chịu đi.

Má lo lắng trong nỗi tưởng tượng không có má thì nhà cửa bầy hầy ra sao, tôi quả quyết mình sẽ nghỉ phép và thay má chu toàn mọi việc. Tôi còn đùa, con học nấu được mấy món mới, biết đâu ba ngon miệng mà chịu ăn nhiều hơn.

Má cảm kích nhìn tôi, đứa con gái đợi tới khi lấy chồng mới bừng hiểu. Còn tôi, sự cảm kích của má khiến tôi muốn khóc. Bước qua cổng rồi má còn ngoái lại dặn dò “nhớ lau lưng cho ba, nằm hoài mồ hôi đọng”.

Tôi vừa lau lưng cho ba vừa hình dung má đang ngồi dưới bóng mát tán dừa nhìn ra biển, hay má đang ngập chân trong cát ướt. Có khi tôi hình dung má mặc áo phao bồng bềnh giữa dòng nước xanh ngắt và rùng mình cười vang khi con sóng trào tới.

Được vậy không? Má có dám không? Hay chỉ ngồi im lặng ngắm nhìn xung quanh, nhớ nhà và đợi tới ngày về? Tôi bỗng hối hận, lẽ ra tôi nên đi cùng với má. Má ngập ngừng ngại ngùng thì tôi sẽ ép má phải chịu vui chơi.

Hãy tận hưởng nghe má, hãy sống cho mình một chút...

Hình như ba cảm nhận được điều gì đó, đôi mắt ba nhìn quanh tìm kiếm. Tôi cắt móng tay, móng chân cho ba và thì thầm, cho má đi chơi vài ngày nghe ba.

Đuôi mắt ba ứa một giọt trong veo. Những nếp nhăn khiến giọt nước không chảy đi được, một hồi thì nhòe ra…


Hình minh họa

Tôi hầm xương với củ sen, thơm ngọt, xay nhuyễn sóng sánh như bột em bé. Nhưng ba chỉ nuốt nửa chén rồi không chịu há miệng nữa.

Đừng làm khó vậy ba à, tôi dỗ dành, má gọi điện thoại về nghe nói ba ăn được nhiều thì má mới yên tâm. Ba thương má thì ăn thêm chút nữa đi.

Em gái gắt lên, ba có nghe được đâu mà chị lảm nhảm gì vậy. Chị bày chuyện để má đi chơi mà không sợ lỡ gặp ai đó khiến má xao lòng à?

Tôi thở dài. Em gái đã đưa người yêu về ra mắt, nhà bên ấy nghe nói rất nền nếp gia phong, má trở thành tấm gương sáng và em tôi được người ta chấm điểm son.

"Chẳng lẽ tụi mình để má ở nhà suốt đời vậy sao?", Tôi nói nho nhỏ.

Em gái òa khóc tức tưởi.

Tôi ôm vai em.

Chẳng biết mình đúng hay sai nữa.

Nguyên Hương

Tags: ba má đời sống thực vật đám cưới ra mắt du lịch biển hy sinh con gái em gái đám hỏi xao lòng

Xem tiếp...
 
 đặt làm đồ thờ sơn son thếp vàng truyền thống